I. Mục tiêu đào tạo
  • Phát triển đội ngũ các chuyên gia, các kỹ thuật viên có năng lực thực hiện KKKNK theo quy định của quốc gia và yêu cầu của quốc tế;
  • Từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia chuyên sâu, có năng lực thẩm định, đạt chuẩn quốc tế công nhận và tham gia hoạt động thẩm định.
  • Thúc đẩy hình thành đội ngũ giảng viên TOT với hệ thống kiến thức toàn diện để thực hiện đào tạo về KKKNK.
II. Đội ngũ giảng viên
  • Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đến từ Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…
  • Các cố vấn chính sách, chuyên gia ISO và chuyên gia cao cấp về KK KNK (UNFCCC).
NỘI DUNG ĐÀO TẠO

MODULE 1: CÁC KIẾN THỨC NỀN TẢNG

Chuyên đề 1: Căn bản về khoa học môi trường, biến đổi khí hậu và khí nhà kính

Chuyên đề 2: Quản lý hệ thống, quản lý năng lượng và các tiêu chuẩn ISO khí nhà kính.

Chuyên đề 3: Quy phạm pháp luật Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế về khí nhà kính & tiêu chuẩn các-bon.

MODULE 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐO ĐẠC, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ KKKNK CẤP CƠ SỞ(theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn)

Chuyên đề 1: Giới thiệu về KKKNK theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) và các hướng dẫn quốc gia của Việt Nam.

Chuyên đề 2: Hướng dẫn thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo các quy định của quốc gia.

MODULE 3: HƯỚNG DẪN ĐỊNH LƯỢNG VÀ BÁO CÁO PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP ĐỘ TỔ CHỨC THEO ISO 14064-1:2018

Chuyên đề 1: Hướng dẫn thiết kế, triển khai, xác định đầy đủ và chính xác các nguồn phát thải (trực tiếp và gián tiếp).

Chuyên đề 2: Hướng dẫn tính toán và quản lý chất lượng KKKNK theo chuẩn mực quốc tế.

Chuyên đề 3: Hướng dẫn thực hiện báo cáo về KKKNK chuẩn yêu cầu thẩm định và chứng nhận (Template mẫu và báo cáo thực tế).

GHG VIETNAM x